16 Oct
16Oct

Nhiều phụ nữ sau khi chuyển phôi bị mất ngủ trầm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của việc này đến từ đâu và có nguy hiểm gì không? Biểu hiện cũng cách khắc phục. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này.

Mất ngủ sau chuyển phôi là gì?

Sau chuyển phôi là giai đoạn phôi phát triển thành thai nhi nhưng nhiều mẹ gặp tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ trầm trọng, không thể ngủ làm các mẹ lo lắng và căng thẳng. Ngay sau chuyển phôi, các người mẹ thường gặp tình trạng trằn trọc, luôn tỉnh táo không thể chợp mắt, giấc ngủ nông và thường hay tỉnh giấc vào ban đêm bởi những tiếng động nhỏ. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người mẹ cũng như thai nhi.

Biểu hiện của mất ngủ sau chuyển phôi

Một số biểu hiện của mất ngủ sau chuyển phôi có thể thấy như sau:

  • Đêm không thể ngủ, hay trằn trọc
  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng
  • Trong người bức rức, khó chịu hay đau dầu

Nguyên nhân đến từ đâu?

Giai đoạn sau chuyển phôi luôn được các bà mẹ cẩn thận chăm chút để phôi có thể bám vào tử cung và phát triển, tuy nhiên nhiều mẹ lại bị mất ngủ trầm trọng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể kể đến như:

Suy nghĩ nhiều

Rối loạn tâm lý, căng thẳng là nguyên nhân phổ biến làm cho phụ nữ dễ rơi vào trạng thái mất ngủ nhất. Sau thời gian dài chờ đợi, mong ngóng đứa con chào đời, hiện thực càng đến gần hơn làm bất kỳ người làm cha mẹ cũng hưng phấn, vui vẻ hơn ngày thường. Tuy nhiên, người mẹ hay bận lòng với những suy nghĩ lo lắng về tình trạng của phôi thai, điều này dễ khiến mẹ rơi vào những căng thẳng quá mức. Tâm trạng xấu đi sẽ khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng và tỉnh dậy vào nửa đêm. Mất ngủ gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và khả năng đậu thai thành công. 

Tình trạng mất ngủ khi mang thai thường làm các mẹ lo âu nhiều hơn. Nhưng cách tốt nhất là các chị em trong trong những ngày đầu sau chuyển phôi không để bị kích động tâm lý, không xem phim hoặc hình ảnh có tính bạo lực hay tình cảm sướt mướt, chỉ nên nghỉ ngơi, nghe nhạc nhẹ để giữ tâm lý thoải mái nhất, sẽ tốt cho giấc ngủ và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của phôi thai.

Thay đổi nội tiết tố

Những thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn này ảnh hưởng nhiều đến cơ thể làm các mẹ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi, cơ thể người mẹ cần nội tiết tố Estrogen cao để kích thích niêm mạc tử cung phát triển và ức chế sự rụng trứng một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, Progesterone được sử dụng khi niêm mạc đã có độ dày thích hợp cho việc chuyển phôi. Nội tiết tố này giúp ích trong việc làm tổ của phôi, làm tăng khả năng đậu thai.

Những thay đổi về nội tiết tố trong một thời gian ngắn sẽ làm cơ thể không kịp thích ứng, gây khó chịu trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cơ thể thay đổi

Sau chuyển phôi ngày đầu tiên cơ thể mẹ sẽ bắt đầu có nhiều sự thay đổi để giúp cho phôi làm tổ ở tử cung và hình thành thai nhi. Đa số phụ nữ sẽ buồn tiểu nhiều hơn, trung bình từ 2 đến 3 giờ là lại muốn tiểu, khiến các mẹ khó ngủ hơn.

Đây là hiện tượng bình thường và nhanh chóng qua đi các mẹ không cần quá lo lắng. Các chị em nên đi tiểu bình thường, không nên nhịn tiểu hoặc để quá căng, không nên ngồi xổm hay ngồi bệt và tránh bị ngã sẽ động đến tử cung làm phôi không thể đậu lại.

Ngoài ra, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu cho thấy có thể đã đậu thai, những thay đổi đột ngột này sẽ làm mẹ mất một khoảng thời gian để thích ứng.

  • Chướng bụng: khi phôi bắt đầu làm tổ mẹ sẽ thấy hơi nặng bụng dưới, thỉnh thoảng cảm thấy hơi nhói đau
  • Mệt mỏi: cảm giác mệt mỏi thường kéo dài nhiều ngày sau chuyển phôi, các mẹ thường thấy đau đầu, uể oải, không có sức làm việc
  • Tăng nhiệt độ cơ thể: nhiệt độ có thể tăng nhẹ sau khi chuyển phôi, lúc này mẹ hãy nghỉ ngơi và nhiều uống nước.
  • Đau đầu ti, căng tức ngực: hiện tượng khá phổ biến nếu phôi thai của bạn đang bám vào tử cung và khả năng cao là đậu thai

Những thay đổi trên làm rối loạn nhịp độ sinh học thường ngày của mẹ gây mất ngủ. Tuy nhiên, không phải có những dấu hiệu trên sau chuyển phôi thì mới có thai, các mẹ đừng căng thẳng, giữ tâm trạng lạc quan và chờ đến ngày 14 sau chuyển phôi để được xét nghiệm và biết chính xác nhất.

Mất ngủ sau chuyển phôi có nguy hiểm không?

Trên thực tế, mất ngủ không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đậu thai không thành công. Mất ngủ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó tâm lý người mẹ đóng vai trò quan trọng. Tâm lý ổn định sẽ có giấc ngủ tốt hơn tốt cho sức khỏe và tinh thần thì phôi thai sẽ bám tốt và phát triển thành thai nhi.

Trung bình một người dành ⅓ ngày để ngủ, ở phụ nữ giai đoạn này, giấc ngủ còn quan trọng hơn như thế. Hãy chăm chút cho giấc ngủ và một tinh thần thư thái để sớm được chào đón đứa trẻ ra đời.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt nhất các mẹ đừng quá lo lắng, hãy để tâm trạng thoải mái, ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ, khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái.

Việc ăn uống trong thời gian này cực kỳ quan trọng, tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai như nước dừa tươi, rau ngót, đu đủ,… Chỉ nên ăn thanh đạm trong giai đoạn này, ăn quá mặn, quá chua hay quá cay khiến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt gây mất ngủ nhiều hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Với những thông tin tham khảo hữu ích trên hy vọng đã tháo gỡ được phần nào những lo lắng của các mẹ đang bị mất ngủ sau chuyển phôi. Nếu tình trạng nghiêm trọng các bạn hãy đến viện để được bác sĩ khám và tư vấn theo tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn sớm thực hiện được mong ước.

Nguồn : https://miomed.org/mat-ngu-sau-chuyen-phoi-289.html

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING