30 May
30May

Lá đinh lăng trị mất ngủ là bài thuốc hiệu quả được ca ngợi rất nhiều trong Đông y. Bên cạnh chữa bệnh mất ngủ, các thành phần dược tính trong lá đinh lăng còn tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Nếu như bạn đang bị tình trạng mất ngủ quấy rầy, ảnh hưởng tới cuộc sống, hãy cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách sử dụng hiệu quả của lá đinh lăng để mang lại kết quả tốt nhất.

Công dụng của lá đinh lăng trong chữa bệnh mất ngủ

Sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh được rất nhiều người ưa chuộng vì độ hiệu quả cũng như an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí. Đinh lăng vừa là thảo dược, vừa là cây trồng rất thân thuộc và phổ biến trong nước ta.

Đinh lăng được biết đến với công dụng làm cảnh, làm gia vị hay chế biến món ăn, còn được sử dụng nhiều trong chữa bệnh. Loại cây này là thảo dược họ sâm, có công dụng tương tự như cây tam thất, sâm Triều Tiên,.. và được ví với cái tên “nhân sâm của người nghèo”.

Lá đinh lăng trị mất ngủ bên cạnh là bài thuốc hiệu quả của Đông y, khoa học hiện đại có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dược liệu này có công dụng rất tốt cho sức khỏe và hệ thần kinh. Chính vì lý do này, đinh lăng rất được tin dùng và phổ biến trong các bài thuốc chữa Bệnh mất ngủ, bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của cây đinh lăng đối với sức khỏe:

  • Đinh lăng chứa các vitamin và acid amin thiết yếu đặc biệt là vitamin B1, B13, cysteine, lysine, methionine,.. giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Saponin là chất chống oxy hóa trong đinh lăng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, trầm cảm.
  • Nhờ có sự ức chế monoamine oxidase, giúp xung thần kinh dẫn truyền thông tin mạnh mẽ hơn, từ đó cơ thể cảm thấy thoải mái, giải tỏa mệt mỏi.
  • Các thành phần hóa học trong cây đinh lăng rất tốt cho hệ thần kinh, tăng khả năng dẫn truyền thông tin và phản xạ của cơ thể.
  • Lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ nhàng, rất dễ chịu mang lại cảm giác thoải mái và an thần từ đó dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Chính vì lý do này, lá đinh lăng trị mất ngủ là bài thuốc hữu hiệu với những người mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng tại nhà

Lá đinh lăng trị mất ngủ có nhiều cách thực hiện được lưu truyền trong dân gian. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sở thích để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

Làm gối lá đinh lăng trị mất ngủ

Dùng gối đinh lăng để kê đầu giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Đây là cách chìm vào giấc ngủ nhanh đơn giản, dễ làm và mang lại kết quả cao. Lá đinh lăng chữa mất ngủ có mùi thơm nhẹ nhàng giúp bạn thư giãn, an thần, là bài thuốc tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Khoảng một nắm tay lá đinh lăng non.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch lá đinh lăng non sau đó phơi khô ở bóng dâm. Chú ý bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời để không làm mất đi mùi hương tự nhiên của lá.

Bước 2: Khi lá đinh lăng vừa khô tới thì gom lại. Lá dùng để làm gối phải giữ được độ dẻo tự nhiên, không phơi quá lâu để tránh lá bị giòn.

Bước 3: Cho lá đinh lăng vào chảo sau đó sao vàng rồi đem đi hút ẩm.

Bước 4: Trộn lá đinh lăng với bông gòn để làm ruột gối, sau đó cho vào vỏ gối và khâu kín lại.

Bước 5: Sử dụng gối này để kê đầu mỗi khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và sâu giấc.

Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người không uống hay ăn những món ăn có đinh lăng. Tuy nhiên, để tránh phản tác dụng, gây mùi hắc nên sử dụng lá đinh lăng ở lượng vừa đủ.

Uống lá đinh lăng chữa mất ngủ

Lá đinh lăng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt đối với cơ thể. Vì vậy, uống lá đinh lăng không những trị mất ngủ mà còn có những tác động tích cực với cơ thể như tăng sức đề kháng, trị bệnh tiêu hóa.

Trị mất ngủ do suy nhược cơ thể bằng lá đinh lăng

Suy nhược cơ thể gây nên tình trạng mất ngủ, cơ thể uể oải, mệt mỏi và kém tập trung. Áp dụng bài thuốc này trong khoảng 7-10 ngày bạn sẽ dần thấy được những chuyển biến tích cực trong giấc ngủ của mình.

Nguyên liệu:

  • Lá đinh lăng khô, rau má, tam diệp, lá vông và cỏ mực: mỗi loại 20g
  • Hoàng bá, bạch linh và hoàng liên: mỗi loại 10g
  • Cây trinh nữ: 16g

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi để ráo nước, sau đó cho vào ấm cùng 700ml nước trên lửa nhỏ.

Bước 2: Đun sôi tới khi lượng nước trong ấm còn khoảng 300ml thì tắt bếp.

Bước 3: Chắt lấy nước và bỏ bã, sau đó chia nước thành hai phần để uống vào sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Trị mất ngủ mãn tính với lá đinh lăng

Mất ngủ mãn tính là trường hợp khó đi vào giấc ngủ, bị tỉnh dậy nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm và khó ngủ lại được, tình trạng này kéo dài liên tục ít nhất một tháng.
Nguyên liệu:

  • Lá đinh lăng khô: 24g
  • Tâm sen: 12g
  • Lá vông, tam điệp: mỗi loại 20g
  • Liên nhục: 12g

Cách thực hiện:
Bước 1: Đem tất cả các dược liệu rửa sạch và để ráo, sau đó đun sôi trên lửa bé cùng 700ml nước cho tới khi lượng nước còn khoảng 300ml thì tắt bếp.

Bước 2: Lọc lấy phần nước và bỏ đi phần bã, chia thành 2 phần uống vào sáng và tối.

Uống lá đinh lăng trị mất ngủ điều trị tình trạng mất ngủ mãn tính cần sử dụng liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và sử dụng tiếp.

Chế biến món ăn từ lá đinh lăng chữa mất ngủ

Lá đinh lăng ngoài việc nấu làm nước uống, thảo dược này còn là gia vị yêu thích của nhiều gia đình. Thực hiện món ăn trị mất ngủ từ lá đinh lăng không những trị khó ngủ mà còn tạo ra những món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng đối với sức khỏe.

Cá kho lá đinh lăng

Bên cạnh lá đinh lăng trị mất ngủ, trong cá có chứa nhiều protein, omega 3,.. nên cá kho đinh lăng là món ăn rất tốt giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng hoạt động.

Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc hoặc cá diêu hồng
  • 1 nắm lá đinh lăng
  • Gia vị

Cách thực hiện:

Bước 1: Cá sau khi mua về đem đi rửa sạch, bỏ phần ruột sau đó cắt thành khúc rồi cho vào nồi. Ướp ra vị và để trong khoảng 15 phút

Bước 2: Loại bỏ những phần lá già, lá bị hư (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo nước

Bước 3: Sau khi ướp, cho cá lên bếp cùng một chút nước. Khi nước sôi, thả lá đinh lăng đã sơ chế vào nồi, đậy nắp và hạ nhỏ lửa

Bước 4: Tiếp tục đun cho đến khi cá mềm và cạn nước thì tắt bếp. Để hiệu quả trong chữa bệnh mất ngủ, người dùng nên ăn cả phần cá và lá đinh lăng để phát huy được công dụng của món ăn này.

Đinh lăng hầm sườn non

Không những là món ăn ngon cho thực đơn hàng ngày, đinh lăng hầm sườn non  giúp bồi bổ sức khỏe đặc biệt với những người mới ốm dậy, giúp người dùng ngủ ngon và sâu giấc.

Nguyên liệu:

  • 300g sườn non
  • 1 nắm lá đinh lăng non
  • Gia vị: nước mắm, đường, bột ngọt,…

Cách tiến hành:

Bước 1: Rửa sạch sườn non bằng nước muối hoặc trung sôi để loại bỏ mùi hôi, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Ướp sườn non cùng gia vị như hạt tiêu, đường,..trong khoảng 10-15 phút

Bước 2: Rửa sạch lá đinh lăng, nhớ loại bỏ những lá bị hư, bị sâu,..rồi để ráo nước.

Bước 3: Cho sườn vào nồi cùng lượng nước vừa phải sau đó đun sôi. Khi thấy nước đã sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun. Trong quá trình nhớ dùng thìa để hớt bọt nổi lên phía trên để nước canh được trong và ngon hơn

Bước 4: Hầm cho đến khi thịt chín mềm thì thả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp kín. Khi ngửi thấy mùi hương của đinh lăng tỏa ra khắp bếp thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Một số lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ

Mặc dù lá đinh lăng trị mất ngủ là bài thuốc an toàn, tuy nhiên vẫn có một số lưu ý khi sử dụng thược dược này để đem lại hiệu quả cao, phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn

  • Trong lá đinh lăng có chứa các thành phần như saponin và ancalcoit, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gặp phải các tình trạng tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt,.. Vì vậy không nên quá lạm dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ và sử dụng liều lượng vừa phải.
  • Đối tượng không nên sử dụng lá đinh lăng trị mất ngủ: trẻ em, người mắc các bệnh về gan, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…
  • Nên chọn lá cây đinh lăng trị mất ngủ được trồng trên 3 năm vì lúc này chúng có dược tính cao nhất. Đồng thời lưu ý chọn đinh lăng được nuôi trồng sạch, không có thuốc trừ sâu.
  • Trị mất ngủ bằng lá đinh lăng là bài thuốc dân gian nên sẽ mất một thời gian cảm nhận được kết quả rõ ràng, vì vậy người dùng nên kiên trì sử dụng đều đặn, không bỏ cuộc.
  • Bên cạnh sử dụng lá đinh lăng trị khó ngủ, cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về lá đinh lăng chữa mất ngủ mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng qua bài viết này MIOMED Việt Nam sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả!

Nguồn : https://miomed.org/la-dinh-lang-chua-mat-ngu-610.html


Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING